Gỗ MFC là gì ?


Tin tức

Gỗ áp là gì?

Gỗ áp là loại vật liệu sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách liên kết các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp.

 

noi-that-fami-go-mdf-.jpg


 Gỗ áp thông dụng nhất là MDF (Medium Density Fiberboard – Gỗ áp tỉ trọng trung bình) để phân biệt với các loại  gỗ áp LDF (Low Density MDF gỗ áp tỉ trọng thấp và  gỗ áp ULDF (Ultra Low Density MDF – gỗ áp tỉ trọng cực thấp)

Lịch sử
Quay lại lịch sử, tấm gỗ MDF đầu tiên được sản xuất tại Deposit, New York, Mỹ và nhanh chóng sau đó thị trường gỗ MDF phát triển vượt bậc. Tấm gỗ áp tại châu Âu lần đầu tiên sản xuất năm 1973 và sau đó thị trường này phát triển mạnh không kám thị trường tại Mỹ. Sản lượng trung bình tại Mỹ năm 2006 là 13 triệu mát khối.

Đặc điểm
Do có độ dày khác nhau và khả năng áp dụng các máy móc chế biến gỗ hiện đại, gỗ áp rất được ưa chộng trọng ngành nội thất và xây dựng và nó đang dần thay thể các loại gỗ thịt vốn càng ngày càng trở nên khan hiếm. Ngoài ra do người ta dần kiểm soát được độ ẩm trong gỗ nên gỗ MDF có nhiều ứng dụng khác nhau

Gỗ MDF có thể được sản xuất từ các loại gỗ cứng và gỗ mềm. Thành phần chính của gỗ MDF là các sợi gỗ được chế biến từ các loại gỗ mềm, ngoài ra người ta có thể them vào một số thành phần gỗ cứng tùy theo các nhà sản xuất chọn được loại nguyên liệu gỗ cứng sẵn có gần đó

Theo tiêu chuẩn của Anh, thành phần gỗ MDF là 82% sợi gỗ, 10% keo và hóa chất tổng hợp, 7% nước và 1% paraffin cứng và khoảng 0.05% silicon. Thành phần kết dính chính là urea-formaldehyde mặc dù tùy thuộc phẩm cấp và mục đích sử dụng, người ta sử dụng các loại keo khác như melamine urea-formaldehyde, hoặc keo phenolic và polymeric methylene di-isocyonate (PMDI).

 

noi-that-fami-go-mdf.jpg

Hình: gỗ áp thông thường và gỗ MDF

 Quá trình chính trong sản xuất gỗ MDF là việc chế biến từ gỗ tự nhiên ra các sợi gỗ sau đó đượclamf mềm bằng cơ học rồi trộn lẫn với keo. Các sợi gỗ sau khi kết dính được định hình bằng khuôn và đưa vào áp nhiệt.

Hình thức

MDF có bề mặt phẳng nhẵn và có cấu trúc tinh thể đồng nhất và có màu rơm nhạt. Tùy mục đích sử dụng mà người ta áp MDF thành các lớp và có màu sắc khác nhau như màu xanh lá cây là các loại gỗ chống ẩm, màu đỏ là gỗ chịu hóa chất.
 
Tỉ trọng, khối lượng và kích thước tấm

Tiêu chuẩn tỉ trọng MDF:
Tỉ trọng trung bình:  700 - 800kg/m3
Tỉ trọng lõ;i:    600 - 700kg/m3
Tỉ trọng bề mặt:   1000 - 1100kg/m3

Với các loại gỗ MDF khác nhau
Tỉ trọng MDF (HDF):  Trên 800kg/m3
Tỉ trọng MDF nhẹ (LDF): Dưới 650kg/m3
Tỉ trọng  MDF siêu nhẹ (ULDF):  Below 550kg/m3
 
Tùy theo nhà sản xuất, khối lượng MDF không cố định tùy theo kích thước. Đối với gỗ MDF có tỉ trọng 750 kg/m3 thì khối lượng/m2 các tấm theo độ dày khác nhau.

Độ dày    Khối lượng theo đơn vị diện tích
6.5mm        5.0kg/m2
9.0mm        6.3kg/m2
12.0mm      8.4kg/m2
16.0mm      11.0kg/m2
19.0mm      14.0kg/m2
 
Gỗ MDF cũng có nhiều độ dày và dao động từ 18mm đến 60mm. Kích thước thông dụng là rộng 1220mm, 1525mm và 1850mm với chiều dài thường là 3660mm (Kích thước lẻ do quy đổi từ hệ inch ra mát. Gỗ MFC thường sử dụng để sản xuất bàn, tủ thuộc Noi that van phong của Noi that Fami. Sản phẩm có tác dụng chống cháy, chống trầy xước, chống thấm nước ... được sử dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam


Bình luận

Gửi bình luận 0 bình luận

Bài viết liên quan